“Hữu cầu tất
ứng, ứng tất linh”, câu đối treo trước tượng Bà từ bao đời nay thể hiện niềm
tin con người. Xung quanh niềm tin ấy biết bao câu chuyện…
… Theo lời
gieo ước, cô Ba Thanh về ở nhà cô Hai Lựa, tại chợ Bến Đá, ấp Vĩnh Phước, dưới
chân núi Sam, cho xa chợ Châu Đốc. Sau thời gian hoạt động, có đủ điều kiện, cô
Ba Thanh sẽ thâm nhập dần vào nội ô. Ở chưa được bao ngày, cô bỗng gặp mối hiểm
nguy. Một sĩ quan ở Trung tâm Huấn luyện Chi Lăng – Tịnh Biên, vốn quen biết
với cô Hai Lựa, thường lui tới nhà, tình cờ ghé thăm cô Hai Lựa như thông lệ
chợt thấy cô Ba, tò mò hỏi thăm là ai vậy. Cô Hai Lựa lật đật giải thích: Đây
là cô em ở Cần Thơ, bị chồng bỏ đâm ra thất tình sinh bệnh hoạn, thường đau
yếu, nghe nói xứ này nhiều thứ thuốc Nam hay nên lên ở nhờ tìm thầy trị
bệnh. Lời đáp cứng cỏi, nhưng trong bụng cô Hai lo thầm.
Không hiểu người hỏi dụng ý gì, có thể hắn vô tình nhưng cũng có thể hắn đã nghi ngờ gì chăng? Làm sao hiểu biết bụng dạ con người? Tâm trạng cô Hai rối bời, lo cho sự an nguy của cô Ba Thanh là trên hết, thân cô nào có sá gì. Làm sao đây? Bao nhiêu câu hỏi cứ quay cuồng trong tâm trí cô, bằng mọi giá phải bảo vệ sinh mệnh cô Ba Thanh nếu không thì…
Không hiểu người hỏi dụng ý gì, có thể hắn vô tình nhưng cũng có thể hắn đã nghi ngờ gì chăng? Làm sao hiểu biết bụng dạ con người? Tâm trạng cô Hai rối bời, lo cho sự an nguy của cô Ba Thanh là trên hết, thân cô nào có sá gì. Làm sao đây? Bao nhiêu câu hỏi cứ quay cuồng trong tâm trí cô, bằng mọi giá phải bảo vệ sinh mệnh cô Ba Thanh nếu không thì…
Cô lắc đầu xua
đuổi ý nghĩ không hay ám ảnh, không dám nghĩ tiếp. À, phải rồi, hay là tạm thời
đưa cô Ba Thanh lên chùa Bà Chín ở phía trên triền núi Sam ở tạm. Nơi đây cũng
kín đáo và thanh tịnh, ít người lui tới. Chặc, nhưng mà nghĩ lại không an tâm
chút nào. Chùa Bà Chín là nơi quen biết sở giao, không hiểu có tận tình lo lắng
chu đáo như mình chăng, rủi có sơ suất gì, ân hận đã muộn rồi!
Cô Hai bước
chậm đến bàn thờ Phật, đốt mấy nén nhang, tâm cô như bình an lại, trong giây
phút thanh thản của tâm hồn, cô Hai chợt nhớ đến một người có thể giúp cô giải
đáp mối vấn vương trong lòng, đó là: Bà Chúa Xứ núi Sam.
Ngoài tấm lòng
yêu quê hương, thương yêu bà con chòm xóm, dám chấp nhận mọi gian nguy, cô Hai
cũng như một số bà con lao động khác, còn có niềm tin vào sự hiển linh của Bà
Chúa Xứ. Tâm trạng của người dân ở một vùng đất dữ dội: Đầu nguồn châu thổ,
gánh chịu mọi cuộc chiến tranh, tai họa thiên nhiên liên miên đổ ập xuống… bắt
buộc con người ngoài sức mạnh bản thân, còn cần sức mạnh tâm linh để đứng vững,
tồn tại. Vốn ảnh hưởng văn hóa phương Đông, trong đó có dịch lý, việc bói toán,
bói Kiều, xin lộc đầu năm… có từ thuở xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tâm lý. Có
phải chăng: “Trong đời thượng cổ, lòng dân tối tăm, không biết lành dữ ở đâu,
cho nên thánh nhân làm dịch dạy họ bói toán, lành thì làm, dữ thì tránh, đó là
cái lối “mở mang các việc”… “là vì có khi cùng chung một việc mà hoặc là lành
hoặc là dữ, hay là có thể xử trí hai cách khác nhau. Bởi vậy không thể không
xem”.
Hay tin cô Hai
Lựa đi xin xăm bà, cô Ba Thanh ngỏ ý đi theo. Trước khi đi, cô Ba Thanh hỏi
mượn cô Hai cuốn sách bàn xăm Bà xem qua cho biết.
… Bước vào
chánh điện, trước mắt hai cô là tượng Bà uy nghi, nghiêm trang ngồi đó, mặc áo
màu sặc sỡ. Đèn sáng lung linh, khói hương nghi ngút. Giữa vùng ánh sáng là các
thiện nam tín nữ đang quỳ lạy nam mô, tay cầm ống xăm lắc lắc, xung quanh vang
lên tiếng soàn soạt, soàn soạt của các thẻ xăm.
Cô Hai thắp
nhang kính cẩn trước tượng Bà, lâm râm khấn vái, bày tỏ ý nguyện của mình: Nếu
cô Ba ở lại được, gặp nhiều may mắn thành công, xin Bà cảm ứng chứng thiên cho
quẻ xăm tốt, bằng ngược lại cần phải dời chuyển thì cho quẻ xăm xấu. Khấn
nguyện xong, cô quỳ gối, cầm ống xăm đưa ngang trán lẩm bẩm vài lần nữa rồi
thành kính lắc soàn soạt…
Tâm trí cô Hai
tập trung vào các thẻ xăm đang lúc lắc. Lắc hồi lâu, quẻ xăm rớt ra. Đặt ống
xăm bên cạnh, cô lấy hai miếng gỗ âm – dương đưa lên trán miệng nam mô, rồi
buông thả xuống nền gạch một cái “bốp” xin keo. Nếu mặt xấp, mặt ngửa là quẻ
xăm được; nếu cùng nằm xấp và cùng nằm ngửa cả thì tiếp tục lắc nữa, xin lại
thẻ xăm khác theo đúng nghi lễ. Cô Hai cầm thẻ xăm đưa cho cô Ba nhờ đọc dùm
xem thẻ xăm số mấy. Cô Ba Thanh chăm chú đọc quẻ xăm xin được số 57.
Thế là, hai cô
đến bàn đoán xăm Bà nhờ cụ già đoán quẻ xăm xem hung kiết thế nào. Ông già bàn
xăm cho hay quẻ xăm số 57 là thượng thượng, rất tốt, cầu gì được đó. Cô Hai
mừng rơn trong bụng, ôi thế thì tốt quá, Bà đã chỉ cho biết như vậy thì còn gì
là quý bằng! Cô Hai phấn khởi trong lòng, lôi tay cô Ba: “Về, về chị. Chị an
tâm ở với tôi. Khỏi phải đi đâu hết”.
Không hiểu có
phải đặt tin tưởng về quẻ xăm hay không, mà cô Hai tích cực công tác, không hề
quản ngại khó khăn, nguy hiểm, giúp cô Ba hoàn thành nhiệm vụ đến ngày cách
mạng thành công.
Sau này, trong
dịp ôn lại kỷ niệm, cô Ba Thanh tiết lộ việc xin xăm có tình tiết như sau. Khi
hay tin cô Hai có ý định xin xăm bà, cô Ba Thanh nhanh trí hỏi mượn cuốn sách
bàn xăm Bà xem trước. Cô thấy trong đó có số xăm 57 là thượng thượng tốt, cô
ghi nhớ trong lòng đợi đến khi cô Hai nhờ xem số mấy (vì cô Hai không biết
chữ), cô Ba liền nói ngay quẻ xăm số 57, thế là trúng vào tâm lý cô Hai. Chớ
thật ra số xăm cô Hai xin là số khác, không phải 57. Nghe được chuyện này cô
Hai cười trừ, thật là:
“Có trời mà
cũng có ta
Xưa nay nhân
định thắng thiên cũng nhiều”.
(Nguyễn Du)
PHẠM VĂN RỚT
----------------------------------------------------------------------------------------------
* Bà Nguyễn
Thị Thanh, nguyên Bí thư Thị ủy Châu Đốc kể ( Phạm Văn Rớt ghi ).
* Cô Hai Lựa
là cơ sở cách mạng, nhà ở núi Sam – Vĩnh Tế.
( Theo - Đỗ Phu )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét